Tin tức
Chuyển đổi số là gì? Có bắt buộc phải chuyển đổi số không?
- 26/07/2021
- Đăng bởi: admin
- Danh mục: Thư viện chuyển đổi số
Trong kỷ nguyên 4.0, từ khóa “chuyển đổi số” được nhắc đến với tần số liên tục trên truyền thông cũng như các diễn đàn kinh tế xã hội, vậy chuyển đổi số là gì? Hiểu như nào cho đúng và đủ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho câu hỏi trên.
Khái niệm Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (tiếng anh là Digital Transformation) được Garner định nghĩa là “ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng”.
Còn theo Microsoft, chuyển đổi số là “việc tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để nhằm tạo ra nhiều giá trị mới”.
Tại Việt Nam, một trong những định nghĩa về chuyển đổi số được trích dẫn nhiều nhất là quan điểm của đại diện FPT, họ cho rằng chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Có thể thấy, các định nghĩa trên tiếp cận khái niệm chuyển đổi số từ các khía cạnh khác nhau, tuy nhiên hiểu một cách cơ bản nhất thì “chuyển đổi số” chính là quá trình doanh nghiệp thực hiện tối ưu hóa những quy trình hoạt động, tạo ra mô hình kinh doanh mới, tăng trải nghiệm để tăng sự hài lòng khách hàng. Tất cả hành động trên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, tăng lợi nhuận, tạo sự thống nhất giữa các phòng ban, đoàn kết giữa các nhân viên công ty, tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp.
“Chuyển đổi số” không phải là “số hóa”
Hay nói chính xác hơn, “số hóa” là 1 giai đoạn của “chuyển đổi số”. Hai khái niệm này dễ bị đánh đồng với nhau, nhưng xét về bản chất, khái niệm chuyển đổi số rộng hơn rất nhiều. Theo lời giải thích của ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục tin học hoá – Bộ Thông tin và Truyền thôn tại hội thảo “Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức” diễn ra vào tháng 11/2018 tại Hà Nội, “số hóa” là quá trình biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn “chuyển đổi số” là ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud)… để phân tích các dữ liệu đã được số hoá, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Có bắt buộc phải chuyển đổi số không?
Nếu bạn không sợ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thời 4.0, nếu bạn tự tin có thể chiến thắng công nghệ, bạn có thể không cần chuyển đổi số. Nếu bạn muốn thuộc nhóm dẫn đầu, hay chí ít là không bị bỏ lại phía sau trong công cuộc dịch chuyển lên kỷ nguyên 4.0, bạn bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi số.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong vòng 3 – 5 năm nữa, doanh nghiệp nào chưa chuyển đổi số thì chắc chắn sẽ không thể trụ vững trên thị trường, bởi lẽ thói quen mua sắm của người dùng cũng đang dịch chuyển mạnh mẽ sang online thay vì mua hàng truyền thống.
Chuyển đổi số có khó không?
Theo các chuyên gia, để chuyển đổi số thành công, quan trọng nhất là 02 yếu tố:
Thứ nhất là vấn đề tài chính. Có thể thấy hiện nay nhận thức về vấn đề chuyển đổi số ở Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, nhiều DN SME rất muốn làm chuyển đổi số nhưng rào cản đầu tiên của họ là không có nhiều tiền, họ chưa tìm được một giải pháp thích hợp với điều kiện kinh tế để có thể theo đuổi đến khi chuyển đổi thành công.
Thứ hai là yếu tố nhân sự. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của công nghệ trong quản trị doanh nghiệp vì vậy họ chủ tập trung cho sản xuất vận hành để tồn tại, họ thiếu những nhân sự chuyên biệt hoặc 1 cố vấn về ứng dụng CNTT . Bộ máy vận hành dù cồng kềnh, mất thời gian nhưng sau một thời gian dài đã trở thành thói quen khó thay đổi. Bởi vậy, tư duy của người lãnh đạo phải thay đổi thì mới có thể tiến hành chuyển đổi số được.
Năm 2019, 1 số ông lớn trong ngành viễn thông, công nghệ thông tin của Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT, CMC,… đã thành lập liên minh chuyển đổi số và ra mắt tại diễn đàn Vietnam ICT Summit 2019. Cú bắt tay này đã truyền cảm hứng rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam để họ có thể mạnh dạn thực hiện chuyển đổi số cho tổ chức của mình.
Chuyển đổi số là việc khó nhưng các DN vừa và nhỏ (SME) có thể dễ dàng thực hiện nếu họ được trao tay một gói dịch vụ cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện với chi phí hợp lý. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cấp thiết ấy, Kim Nam Digital đã xây dựng các gói giải pháp chuyển đổi số theo định hướng cá nhân hóa với từng doanh nghiệp. Bất cứ khách hàng nào của Kim Nam cũng đều được đội ngũ chuyên gia khảo sát tình hình thực tế, đảm bảo xây dựng gói giải pháp vừa vặn với quy mô, lộ trình rõ ràng, chi phí phù hợp với dự toán Doanh nghiệp.
Trả lời Hủy
[vc_row full_width=”” parallax=”” parallax_image=””][vc_column width=”1/1″][vc_widget_sidebar sidebar_id=”default”][/vc_column][/vc_row]